Bệnh Đậu Gà Cách Chữa Trị, Phòng Ngừa Hiệu Quả 2024

Bệnh đậu gà làm cho những chú chiến kê có tỷ lệ mắc phải lên đến hơn 90% và xuất hiện rải rác trong thời gian dài. Điều này làm thiệt hại về kinh tế vô cùng với những trang trại nuôi gà ở quy mô lớn. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị bệnh này một cách hiệu quả nhất? Hãy theo dõi cùng alo789 để nắm được những phương pháp tốt nhất nhé.

Bệnh đậu gà là gì?

Đây là một loại bệnh truyền nhiễm được lây lan ra bởi virus thường xảy ra ở những chú gà từ 25 đến khoảng 50 ngày tuổi. Dấu hiệu để nhận biết là hình thành những nốt đậu ở trong những vùng gà không có lông. Bệnh còn gây ra nhiều vấn đề về tăng sinh và làm suy giảm lớp thượng bì biểu mô đường hô hấp ở các vùng như miệng, hầu, họng và thực quản,…

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu gà ? 

Như đã đề cập ở trên, loại bệnh này do virus gây ra và chúng có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt như khô nóng, ẩm ướt và thậm chí trong cả giá rét, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Virus chính là nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà
Virus chính là nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà

Dịch đậu gà được truyền nhiễm thông qua trung gian là các loại côn trùng như muỗi, ruồi,…trong một thời gian rất dài. Loại virus này có thể tồn tại trong cơ thể của lên đến 56 ngày và xâm nhập vào thông qua các vết cắn và vết thương trên cơ thể gà. Đặc biệt, khi có những vết thương hở khi tiếp xúc trực tiếp với gà bị dịch sẽ có khả năng lây lan cực kì cao.

Triệu chứng bệnh đậu gà 

Triệu chứng của dịch đậu gà được các chuyên gia chia làm 2 thể: thể ngoài da và thể yết hầu.

Thể ngoài da

Thể ngoài da hay còn được gọi là đậu khô thường sẽ xuất hiện ở những vùng không mọc lông như mào, tai, mí mắt, chân, hậu môn. Nốt đậu lúc đầu rất nhỏ, có màu trắng xám, về sau sẽ hình thành lên y hệt như mụn cóc và sau đó sẽ chính rồi vỡ ra để hình thành vảy đậu.

Bệnh đậu gà sẽ khiến chúng ít ăn hơn bình thường và hay lắc đầu qua lại. Gà mắc bệnh ở thể này nếu chữa trị kịp thời sẽ khỏi, có tỷ lệ tử vong thấp và sẽ phát triển bình thường như chưa mắc dịch.

Thể yết hầu

Thể yết hầu hay còn được gọi là đậu ướt sẽ khiến niêm mạc khóe miệng, họng, thanh quản của gà phủ lên một lớp màng giả màu trắng hoặc có thể vàng. Khi gạt đi những lớp màng này sẽ để lại có nốt loét màu đỏ ở tầng niêm mạc.

Gặp phải những triệu chứng này sẽ khiến gà khó thở, ăn uống không được tốt, từ miệng chảy ra chất nhờn màu trắng hoặc vàng. Màng giả xuất hiện tại mắt và mũi sẽ tạo ra các nốt mủ, có thể làm gà bị mùi, khó thở làm tỷ lệ sống sốt rất thấp.

Bệnh đậu gà thể tổng hợp

Đây là thể bệnh kết hợp cả hai loại trên, thường sẽ xuất hiện ở gà con từ 3-4 tuần tuổi. Khi xuất hiện virus sẽ phát tán rất nhanh chóng và tỷ lệ gà tử vong vì bệnh sẽ rất cao.

Biểu hiện rõ ràng nhất là sốt cao, chán ăn, sụt ký do mất nước quá nhiều. Bệnh sẽ kéo dài từ 3-4 tuần, phần lớn có thể nhanh chóng khỏi bệnh nếu được điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu chuyển biến nặng thì tỷ lệ sống sót chưa tới 50%.

Gà con mắc phải thể tổng hợp có nguy cơ tử vong rất cao
Gà con mắc phải thể tổng hợp có nguy cơ tử vong rất cao

Cách chữa bệnh đậu gà

Sau đây là 2 cách để chữa trị bệnh theo khoa học và dân gian mà chúng tôi đã tổng hợp lại được.

Thuốc trị bệnh đậu gà 

Trong quá trình nuôi hãy thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại thường xuyên và trước mỗi lứa nuôi mới, không để chỗ cho các sinh vật trung gian trú ẩn, cách ly gà bị bệnh với gà khỏe mạnh,… 

Bệnh này do virus gây ra nên hiện nay không có thuốc đặc hiệu để điều trị hiệu quả. Có thể phòng bệnh đậu gà bằng vắc xin sống nhược độc Vaccine Poxine dùng cho gà khỏe mạnh từ 7-10 ngày tuổi trở lên nhé.

Cách trị bệnh đậu gà bằng phương pháp dân gian

Có thể dùng lá trầu kết hợp với lá lốt, rượu và dã nhuyễn ra rồi cho vào 1 miếng vải rồi chà sát lên vùng da bị bệnh. Đây là một biện pháp đã được dân gian áp dụng vào chữa trị và đã mang lại rất nhiều hiệu quả.

Cách phòng tránh bệnh đậu gà 

Để điều trị bệnh này nên kết hợp đồng bộ các phương pháp sau để đảm bảo hiệu quả nhất có thể:

  • Nguồn thức ăn cung cấp đa dạng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, nước uống phải đảm bảo vệ sinh. Hằng ngày, thức ăn phải bổ sung các chất như vitamin, chất khoáng, điện giải,… giúp làm tăng thêm sức đề kháng của gà trước mọi dịch bệnh.
  • Phải đảm bảo dụng cụ nuôi, chuồng trại cần được vệ sinh theo đúng quy định. Chuồng cần phải thoáng mát, sạch sẽ, mát trong màu hè và ấm áp ở mùa đông.
  • Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc được cấp phép bởi cục thú y.
Hãy vệ sinh chuồng trại thường xuyên để phòng ngừa dịch bệnh này
Hãy vệ sinh chuồng trại thường xuyên để phòng ngừa dịch bệnh này

Bệnh đậu gà có lây nhiễm sang người không?

Từ trước đến nay, chưa có thông tin hay bất kỳ báo cáo cụ thể nào về việc bệnh này có thể thể lây lan sang người. Tuy vậy, chúng ta cũng nên cảnh giác đề phòng khi tiếp xúc với gà bị ốm hoặc có khả năng bị bệnh.

  • Sử dụng các biện pháp bảo hộ như găng tay, đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng mỗi khi tiếp xúc với gà bệnh.
  • Không sử dụng những sản phẩm như thịt, trứng từ gà bệnh.
  • Xây dựng khu vực chăn nuôi xa nơi ở, đặc biệt là không để gà đến gần khu vực sinh hoạt.
  • Trong trường hợp nếu sử dụng các sản phẩm bị nhiễm bệnh thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có sự theo dõi của bác sĩ.

Những lưu ý của bệnh đậu gà

Sau đây là một số lưu ý chung về loại bệnh do virus gây ra để giúp người chăn nuôi có thêm các phương án để điều trị và phòng tránh mà chúng tôi đã tìm kiếm và tổng hợp lại được.

  • Bệnh sẽ thường kéo dài từ 3-4 tuần
  • Trong điều kiện chăm sóc tốt và không gian thoáng mát, sạch sẽ thì có thể tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chuyển biến nặng hơn, tỷ lệ sống sót rất thấp chưa đến 50%.
  • Gà con mắc phải bệnh này sẽ nặng hơn và khi chăn thả tập trung tại một nơi, virus đậu gà sẽ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng có tỷ lệ tỷ vong cao hơn khi gà được nuôi nhỏ lẻ.
  • Có thể tiêm một số loại vắc xin cho gà con được cục thú y cấp phép để phòng ngừa bệnh.
Chăm sóc tốt và chuồng nuôi thoáng mát là một yếu tố rất quan trọng để giúp gà khỏi bệnh 
Chăm sóc tốt và chuồng nuôi thoáng mát là một yếu tố rất quan trọng để giúp gà khỏi bệnh

Tổng kết

Bài viết trên đã chia sẻ tất tần tật những lưu ý và kinh nghiệm để phòng ngừa bệnh đậu gà. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn nhiều kiến thức bổ ích trong chăn nuôi. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm được nhiều thông tin nuôi trồng mới nhất nhé. 

Xem thêm :

Cách Nuôi Gà Đá Có Lực Bất Bại Chinh Phục Mọi Đối Thủ

Bệnh cúm gà – Chia sẻ cách điều trị bệnh cúm cho gà hiệu quả

Bệnh Coryza Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Đề Phòng Hiệu Quả

Bệnh Bạch Lỵ – Vài Điều Cần Nắm Rõ Để Phòng Tránh Cho Gà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *